Peracetic acid
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Peracetic acid là gì?
Chất hóa học Peracetic acid còn được gọi là Acid peracetic, Acid peroxyacetic, PAA… có công thức hóa học là CH3CO3H. Tên thương mại của Peracetic acid với vai trò như một chất kháng khuẩn là Nu-Cidex.
Đây là một chất lỏng không màu, mùi nồng cay với công dụng như một chất có khả năng oxy hóa cực mạnh. Peracetic acid tạo thành một trạng thái cân bằng giữa chất Acid acetic (CH3COOH) và Hydrogen peroxide (H2O2), dễ phân tán và xử lý các màng sinh học, tác dụng nhanh ngay cả ở nhiệt độ thường, có khả năng tác động hiệu quả với phổ rộng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc.
Peracetic acid có những ưu điểm như không bị độ cứng ảnh hưởng, không để lại cặn trên thiết bị và không làm thay đổi hương vị, màu sắc của thực phẩm cần xử lý. Tuy nhiên, thành phần này cũng có nhược điểm như nồng độ của Peracetic acid dễ bị giảm sút hơn các chất khử trùng khác và dễ bay hơi ở ngoài không khí, có khả năng ăn mòn các loại kim loại như kẽm, thép, đồng trừ inox. Đặc biệt, khi được pha loãng, Peracetic acid không có tính ổn định cao.

Điều chế sản xuất
Peracetic acid được sản xuất công nghiệp bằng quá trình tự oxy hóa Acetaldehyde hay được hình thành khi xử lý Acid acetic bằng Hydrogen peroxide với chất xúc tác Acid mạnh.
Acetyl clorua và Anhydrit axetic có thể được sử dụng để tạo ra dung dịch Acid có hàm lượng nước thấp hơn.
Peracetic acid được tạo ra tại chỗ bởi một số chất tẩy giặt qua phản ứng của Tetraacetylethylenediamine (TAED) với sự có mặt của dung dịch Hydrogen peroxide kiềm.
Peracetic acid cũng được hình thành tự nhiên trong môi trường thông qua một loạt các phản ứng quang hóa liên quan đến Formaldehyde và các gốc quang oxy hóa.
Cơ chế hoạt động của Peracetic acid
Hỗn hợp ổn định, cân bằng giữa Peracetic acid 5%, nước, Acid axetic và Hydro peroxide được xem là một trong những chất diệt khuẩn mạnh nhất. Hoạt động của Peracetic acid chống lại một loạt các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí, ngoài ra còn có các bào tử vi khuẩn, nấm mốc, nấm men và tảo.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Lâu nay, chị em phụ nữ vẫn quen thuộc với những thành phần có khả năng giữ ẩm hiệu quả trong các sản phẩm chăm sóc da, điển hình như HA (Hyaluronic Acid), Squalene, Glycerine, hay như chất Saccharide Isomerate (SI) trong bài viết này vốn được đánh giá là chất siêu giữ ẩm.
Saccharide Isomerate là thành phần thay thế được các carbohydrate tự nhiên bị mất. Nước khi được bổ sung vào da sẽ hút dính vào các carbohydrate này nên không bị thoát ra ngoài. Saccharide Isomerate đóng vai trò là chất làm mềm, giúp giữ nước cho da.

Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng liên kết chặt chẽ cùng các protein trong da nên nó sẽ lưu lại trên da lâu hơn các chất làm mềm thông thường khác.
Saccharide Isomerate là một thành phần có nguồn gốc thực vật, dưỡng ẩm sâu đến 72h. Sử dụng chất này thời gian dài sẽ giúp mang lại tác dụng kích thích các protein filaggrin, loricrin, hyaluronan phát triển, gia tăng khả năng bảo vệ và giúp da khoẻ mạnh hơn.
Tinh dầu quế là gì?
Cây quế được trồng phổ biến ở các khu vực nhiệt đới châu Á như Việt Nam, Ấn Độ và Sri Lanka. Cây quế có tên khoa học là Cinnamomum Cassia BI, thuộc giống Cinnamomum, họ Lauraceae. Cả Vỏ cây và lá cây thuộc chi này đều có tinh dầu thơm.
Vỏ cây quế dùng để chiết xuất lấy tinh dầu. Tinh dầu quế có màu vàng và hương thơm đặc trưng ấm và mạnh. Thành phần aldehyd cinamic là chủ yếu chiếm khoảng 70 - 90%. Ngày nay, tinh dầu quế được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.
Điều chế sản xuất
Quế được thu hoạch về sau đó được đưa vào ủ cho đến khi đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa vào sản xuất tinh dầu.
Quế nguyên liệu được nghiền nhỏ bằng máy nghiền có công suất lớn khoảng 1 tấn nguyên liệu/1 lồng. Sau đó nguyên liệu được đưa vào nồi hấp. Nồi hấp phải đủ tiêu chuẩn áp lực hơi từ 1 - 5 atmosphere. Khi đưa nguyên liệu vào nồi hấp xong đậy kín và siết chặt nồi. Đồng thời đốt lò hơi để cấp hơi chiết xuất.

Nguyên lý chiết xuất tinh dầu quế bằng phương pháp cũng tương tự nguyên lý nấu rượu. Khi hơi nước từ nồi hơi chuyển qua nồi hấp sẽ cuốn theo tinh dầu được dẫn quan bình làm mát làm giảm nhiệt độ từ 160 độ xuống còn 30 độ.
Khi chiết xuất sẽ thu được hỗn hợp nước và tinh dầu sau đó sẽ được chứa vào bình lắng. Tinh dầu quế nặng hơn nước nên sẽ lắng xuống dưới, sau khoảng 1 giờ sẽ có sự tách biệt hoàn toàn.
Tinh dầu quế thu được sẽ được bảo quản sau đó tiếp tục tinh lọc nâng cao để loại bỏ hết nước và bụi bẩn. Mỗi nồi hấp như vậy sẽ thu được khoảng 4 - 7kg tinh dầu quế.
Cơ chế hoạt động
Chiết xuất quế, tinh dầu và các hợp chất của chúng đã được báo cáo là có khả năng ức chế vi khuẩn bằng cách làm hỏng màng tế bào. Làm thay đổi cấu trúc lipid; ức chế ATPase, phân chia tế bào, porin màng, nhu động và hình thành màng sinh học, thông qua các hiệu ứng cảm biến chống đại số.
Squalane là gì?
Dầu squalane chiếm 10-12% lượng dầu trên da, là một chất tự nhiên được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn. Squalane là một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp giữ cho làn da luôn mềm mại, trẻ trung và ngậm nước. Khi càng lớn tuổi, việc sản xuất squalene có xu hướng giảm dần vì vậy, chúng ta nên bắt đầu dùng dầu squalane.
Squalane ban đầu hầu như chỉ được sản xuất nguyên liệu gốc từ gan của cá mập. Liên quan đến vấn đề bảo tồn động vật, nên hiện nay người ta chuyển qua chiết xuất dầu Squalane được từ các loại thực vật như dầu ô liu, gạo và mía.

Squalane là một chất làm mềm hoạt động giống như dầu (bã nhờn) của chính da để ngăn ngừa mất độ ẩm cho da. Hoạt chất này là một hydrocacbon, một nhóm các thành phần chỉ được tạo ra từ hydro và carbon. Squalane là chất chính từ thế giới thực vật, vì vậy nó là một lựa chọn thay thế tốt nếu bạn muốn tránh hóa dầu. Các hydrocacbon thân thiện với da tốt cho da bao gồm mỡ và dầu khoáng.
Squalane là một dạng biến đổi và là một trong những thành phần quan trọng trong bã nhờn ở da chúng ta. Vì vậy squalane trở thành một thành phần thân thiện giúp ẩm cho da một cách tự nhiên.
Điều chế sản xuất
Squalene được sinh tổng hợp bằng cách ghép hai phân tử farnesyl pyrophosphat lại với nhau. Quá trình ngưng tụ cần có NADPH và enzyme squalene synthase, squalene được điều chế thương mại từ geranylacetone.
Cơ chế hoạt động
Squalene là thành phần rất quan trọng để giảm tác hại của quá trình oxy hóa gốc tự do đối với da. Squalene huyết thanh bắt nguồn một phần từ sự tổng hợp cholesterol nội sinh và một phần từ các nguồn thực phẩm. Đặc biệt, là ở những quần thể tiêu thụ một lượng lớn dầu ô liu hoặc gan cá mập. Quá trình tổng hợp nội sinh của squalene bắt đầu bằng việc sản xuất 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A (HMG CoA). Việc giảm HMG CoA ban đầu (một phản ứng phụ thuộc niacin) dẫn đến sự hình thành mevalonate.
Tuyến bã nhờn là những tuyến nhỏ trên da tiết ra chất nhờn trong nang lông để bôi trơn da và lông của động vật. Chúng được tìm thấy nhiều nhất trên da mặt và da đầu chúng ta, mặc dù chúng phân bố khắp các vị trí trên da ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Squalene là một trong những thành phần chủ yếu (khoảng 13%) của bã nhờn.
Sodium PCA là gì?
Sodium PCA là muối của pyrrolidone carbonic acid (còn được gọi là acid pyroglutamic) - một loại axit glutamic có cấu trúc hóa học chứa vòng lactam.
Sodium PCA là thành phần cấp ẩm tự nhiên bề mặt da, đồng thời là nguồn dẫn nước cho các tế bào bên trong. Sodium PCA được đánh giá rất cao ở khả năng hút ẩm khi hiệu quả hơn thành phần Glycerin đến 1.5 lần. Chính vì vậy, Sodium PCA rất được chuộng sử dụng trong công thức mỹ phẩm.

Năm 1882, chính nhà hóa học Haitinger là người đầu tiên tìm ra Sodium PCA. Ông phát hiện rằng khi được làm nóng ở 180° C glutamate được chuyển thành pyroglutamate bằng cách làm mất một phân tử nước. Sodium PCA có mặt trong hầu hết ở các tế bào sống từ vi khuẩn đến người.
Điều chế sản xuất Sodium PCA
Sodium PCA (sodium L-pyroglutamate) là kết quả của phản ứng lên men giữa đường và tinh bột, sau đó kết hợp với proline của trái cây và dầu dừa để hình thành sản phẩm.
Propylparaben là gì?
Propylparaben là một trong 3 dạng (Butyparaben, Methylparaben) phổ biến của Parabens. Thành phần Parabens được sử dụng làm chất bảo quản của nhiều loại mỹ phẩm, trong đó các sản phẩm sữa rửa mặt và nước tẩy trang là được dùng nhiều nhất.
Có một số parabens ít có trong thành phần mỹ phẩm là Isobutylparaben, pentylparaben, benzylparaben isopropylparaben, phenylparaben và các muối natri.

Tính kháng khuẩn kháng nấm của cả parabens và propylparaben đều rất tốt. Chúng đều được sử dụng với mục đích hạn chế phân hủy các thành phần trong mỹ phẩm giảm hiệu quả và để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm sử dụng thành phần có gốc Parabens trong các sản phẩm mỹ phẩm. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng các gốc Parabens được xem là chất khá độc hại trong thành phần mỹ phẩm. Thành phần Propylparaben cùng với các thành phần khác như methylparaben, ethylparaben, butylparaben vẫn chưa bị cấm trong mỹ phẩm.
Propylparaben thường được sử dụng như một thành phần trong những loại mỹ phẩm. Propylparaben có thể ngăn ngừa sự phát sinh vi khuẩn nên được sử dụng với mục đích kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Thành phần Propylparaben tự nhiên có ở một số loại như nho, lúa mạch và rau quả…
Điều chế sản xuất
Parabens được sản xuất bằng cách este hóa axit p-hydroxybenzoic với n-propanol, sử dụng chất xúc tác axit như axit sunfuric và một lượng dư propanol. Các vật liệu được làm nóng trong một lò phản ứng có lót kính dưới sự hồi lưu. Sau đó axit được trung hòa bằng xút và sản phẩm được kết tinh bằng cách làm lạnh. Sản phẩm kết tinh được ly tâm, rửa sạch, làm khô trong chân không, xay và trộn, tất cả đều được đặt trong thiết bị chống ăn mòn để tránh nhiễm bẩn kim loại.
Nó được tạo ra bởi quá trình este hóa n-propanol của axit p-hydroxybenzoic với sự có mặt của axit sulfuric, với quá trình chưng cất tiếp theo.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế của propylparaben có thể liên quan đến suy ty thể phụ thuộc vào sự cảm ứng chuyển đổi tính thấm màng kèm theo sự khử cực của ty thể và sự cạn kiệt ATP của tế bào thông qua sự tách rời của quá trình phosphoryl hóa oxy hóa.
Tristearin là gì?
Tristearin là một triglixerit có nguồn gốc từ ba đơn vị của axit stearic.
- Công thức phân tử: C57H110O6
- Công thức cấu tạo: (C17H35COO)3C3H5

Tên gốc chức: Tristearoylglixerol, tên thường gọi: Tristearin. Tristearin là một chất rắn dạng bột trắng, không mùi, không tan trong nước. Tristearin tan trong dung dịch clorofom, cacbon disulfide, tan rất nhiều trong axeton, benzen.
Tristearin được tìm thấy trong các cây nhiệt đới như cọ. Nó thu được từ mỡ động vật là một sản phẩm phụ của chế biến thịt bò. Có thể tinh chế nó bằng cách "sấy khô phân đoạn" bằng cách ép mỡ động vật hoặc các hỗn hợp mỡ khác. Có thể tách các chất giàu tristearin từ chất lỏng, thường làm giàu cho chất béo có nguồn gốc từ axit oleic. Trong quá trình chiết xuất dầu gan cá hồi tristearin là một sản phẩm phụ thu nhận được trong suốt quá trình làm lạnh ở nhiệt độ dưới -5°C.
Điều chế sản xuất
Triacylglycerol có khả năng ứng dụng lớp phủ được điều chế bằng cách phân giải axit tristearin với axit lauric và oleic bằng cách sử dụng Lipozyme IM60 lipase trong n-hexan. Ảnh hưởng của các thông số phản ứng như thời gian, nhiệt độ, tỉ lệ mol cơ chất, hàm lượng nước, tải lượng enzyme và tái sử dụng enzyme đã được nghiên cứu. Tổng hợp quy mô năm gam được thực hiện để thu được cấu hình nóng chảy của sản phẩm bằng phương pháp đo nhiệt lượng quét vi sai (DSC).
Biên dạng nóng chảy chấp nhận được đã thu được đối với sản phẩm thu được với tỷ lệ số mol chất phản ứng là 1∶4∶1 (tristearin/axit lauric/axit oleic). Đỉnh nóng chảy DSC cho sản phẩm này là 31,4°C. Tổng hợp 1200g sản phẩm này được thực hiện với tỷ lệ cơ chất 1∶4∶1 trong thiết bị phản ứng mẻ bể khuấy trong điều kiện tối ưu.
Sản phẩm phản ứng, được tinh chế bằng phương pháp chưng cất đường ngắn, được phủ lên bánh quy giòn và được nghiên cứu về khả năng ức chế độ ẩm của nó, trong môi trường bão hòa hơi nước, trong bình hút ẩm trong các khoảng thời gian khác nhau. Hiệu quả của lipid tổng hợp làm vật liệu phủ được so sánh với bánh quy giòn không tráng phủ như một đối chứng và với bánh quy giòn phủ bơ ca cao. Chất béo tổng hợp ngăn ngừa sự hút ẩm tốt hơn so với bơ ca cao.
Cơ chế hoạt động
Trong ruột non, hầu hết chất béo trung tính được phân tách thành monoglycerid, axit béo tự do và glycerol , được hấp thụ bởi niêm mạc ruột. Trong tế bào biểu mô, chất béo trung tính được tổng hợp lại thành các hạt cầu cùng với cholesterol và phospholipid và được bao bọc trong một lớp áo protein dưới dạng chylomicrons. Chylomicrons được vận chuyển trong bạch huyết đến ống ngực và cuối cùng đến hệ thống tĩnh mạch. Các chylomicron được loại bỏ khỏi máu khi chúng đi qua các mao mạch của mô mỡ. Chất béo được lưu trữ trong các tế bào mỡ cho đến khi nó được vận chuyển đến các mô khác dưới dạng axit béo tự do được sử dụng cho năng lượng tế bào hoặc kết hợp vào màng tế bào.
Khi chất béo trung tính chuỗi dài đánh dấu 14C được tiêm tĩnh mạch, 25% đến 30% chất phóng xạ được tìm thấy trong gan trong vòng 30 đến 60 phút, với ít hơn 5% còn lại sau 24 giờ. Số lượng nhãn phóng xạ ít hơn được tìm thấy trong lá lách và phổi. Sau 24 giờ, gần 50% nhãn phóng xạ đã hết trong cacbon đioxit, 1% nhãn cacbon còn lại trong chất béo nâu. Nồng độ phóng xạ trong mỡ mào tinh nhỏ hơn một nửa so với mỡ nâu.
Sự hấp thụ tristearin được đánh giá bằng cách sử dụng các nhóm bao gồm sáu đến bảy con chuột Wistar đực (trọng lượng = 200 đến 250g). Những con chuột được chuẩn bị với một lỗ rò mật bên ngoài hoặc một phẫu thuật giả (nhóm đối chứng), và sau đó được phép hồi phục trong 6 đến 12 giờ. Các liều lượng tristearin đã cân được cho ăn trong một viên cám. Liều 25, 50, 100 và 200mg được dùng cho bốn nhóm tương ứng.
Những con chuột bị giết sau 16 giờ và lipid từ dạ dày, ruột non và ruột kết (cùng với phân) được chiết xuất. Sự hấp thụ được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của liều thuốc đã rời khỏi dạ dày. Chỉ những con chuột có 80% liều dùng trở lên đã đi khỏi dạ dày mới được sử dụng. Sự hấp thu tristearin được xếp vào loại kém ở tất cả các liều dùng. Sự hấp thu tristearin thấp hơn đáng kể chỉ được ghi nhận ở nhóm dùng liều 200mg (p <.
Cho ăn thức ăn với (14) tristearin đánh dấu C chỉ ra rằng vi khuẩn động vật nhai lại tích cực hydro hóa, phân hủy và tổng hợp axit béo. Axit stearic dường như được hấp thụ từ ruột non với tốc độ chậm hơn so với các axit béo khác.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tô mộc.
Tên khác: Cây gỗ vang, vang nhuộm, tô phượng.
Tên khoa học: Lignum Caesalpiniae sappan (Caesalpinia sappan L.) hay Biancaea sappan L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây tô mộc là một loại thực vật thân gỗ cao từ 7 - 10m, trên thân cây có gai. Lá cây tô mộc thuộc loại lá kép lông chim, bao gồm 12 đôi lá chét hoặc nhiều hơn. Lá có hình dáng tròn ở đầu hơi hẹp phía dưới và mặt dưới lá có nhiều lông. Hoa có 5 cánh mọc thành chùm, hoa màu vàng, nhị hơi lộ ra, phần dưới chỉ nhị có lông ít, bầu hoa được phủ lông màu xám. Quả tô mộc dẹt, hình trứng ngược dai dày và cứng, dài từ 7-10cm, rộng khoảng 3.5-4cm, ở trong quả có 3-4 hạt màu nâu.

Tô mộc dược liệu làm từ cây tô mộc có hình trụ hay nửa trụ tròn, đường kính từ 3-12 cm, dài 10 cm hoặc hơn. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vang, mặt cắt ngang hơi bóng, vòng tuổi thấy rõ rệt (màu da cam), có thể thấy màu nâu tối, có mạch gỗ. Các thanh được chẻ nhỏ có màu hồng đỏ, có thể có những chỗ có màu nhạt hay đậm hơn. Chất cứng, nặng, không mùi, vị hơi se.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Tô mộc là cây thuốc được sử dụng ở Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ở nước ta cây tô mộc khá phổ biến, chúng mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi trên nước ta.
Thu hái: Cây tô mộc được thu hoạch vào mùa thu.
Chế biến: Người dân chặt những cây gỗ già, sau đó đẽo bỏ phần gỗ giác trắng, còn lại lấy phần gỗ đỏ bên trong, đem cưa thành khúc rồi chẻ ra thành những mảnh nhỏ, mang phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng làm dược liệu từ cây tô mộc là phần gỗ lõi màu đỏ bên trong để nguyên hay chẻ nhỏ đem phơi hoặc sấy khô.

Potassium Hydroxide là gì?
Potassium hydroxide là một hợp chất vô cơ có công thức KOH. Hợp chất này có thể được tìm thấy ở dạng tinh khiết bằng phản ứng của natri hydroxit với kali không tinh khiết. Potassium hydroxide thường được sử dụng thay thế Natri hydroxit trong nhiều ứng dụng; tuy nhiên, Natri hydroxit được ưa chuộng hơn vì chi phí thấp hơn.

Dù rằng tốn kém, nhưng Potassium hydroxide lại có rất nhiều ứng dụng không thể thiếu trong đời sống như: Sản xuất phân bón chứa kali, nguyên liệu chính trong sản xuất dầu diesel sinh học, dung dịch làm thuốc nhuộm vải, len sợi; xử lý da động vật phục vụ cho công nghệ thuộc da;... Đặc biệt, Potassium hydroxide được dùng phổ biến trong ngành mỹ phẩm với công dụng chính là làm trương nở carbomer và trung hòa độ pH.
Potassium hydroxide là tiền thân của phần lớn các loại xà phòng mềm, lỏng. Nhưng chất này cũng có thể được sử dụng trong công thức của sản phẩm tắm, sản phẩm làm sạch, dầu gội, sản phẩm cạo râu, thuốc làm rụng lông, sản phẩm chăm sóc da và sản phẩm chống nắng, nước hoa, bột chân, thuốc nhuộm tóc màu, trang điểm, sản phẩm làm móng, sản phẩm làm sạch cá nhân.

Điều chế sản xuất Potassium Hydroxide
Cho Natri Hydroxide phản ứng với Kali không tinh khiết sẽ tạo ta Potassium hydroxide ở dạng tinh khiết. So với Natri hidroxit, quá trình điều chế ra Kali hidroxit tốn kém hơn nhiều.
Các phương pháp sản xuất:
-
Phương trình điện phân dung dịch Kali clorua:
2H2O + 2KCl → 2KOH + H2 + Cl2
Quá trình sản xuất này ít khi được áp dụng do tốn nhiều chi phí và không đem lại hiệu quả cao. Do đó, người ta thường sử dụng phương pháp sản xuất sau đây để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
-
Sản xuất từ Kali format như sau:
2KCOOH + 2Ca(OH)2 + O2 → 2KOH + 2CaCO3+ 2H2O
Cơ chế hoạt động của Potassium Hydroxide
Potassium Hydroxide trung hòa độ pH của dung dịch chứa nó trong quá trình gia công mỹ phẩm nhưng không làm ảnh hưởng đến bất cứ thành phần nào cũng không gây ra phản ứng hóa học nào. Hòa tan hoàn toàn Potassium Hydroxide vào dung dịch không gây ảnh hưởng đến khối lượng.
Tetrahydrocurcumin là gì?
Tetrahydrocurcumin (THC) có nguồn gốc từ củ nghệ trắng, là một sản phẩm hydro hóa không màu với đặc tính sinh lý và dược lý gần như tương tự của curcumin. Tuy nhiên, Tetrahydrocurcumin sở hữu các đặc tính có lợi hơn so với curcumin cũng như thể hiện tính chất chống oxy hóa mạnh nhất trong số các curcuminoids tự nhiên.
Khoa học đã chứng minh, chế phẩm Tetrahydrocurcumin có khả năng chống oxy hóa và chống viêm vô cùng hiệu quả. Hoạt chất này mang lại tác dụng chống tia cực tím B (UVB) và chống oxy hóa còn vượt trội hơn so với axit ascorbic và vitamin E.

Tetrahydrocurcumin được đánh giá là thành phần không độc hại trong tự nhiên, lại không có màu vàng nên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các loại mỹ phẩm chăm sóc, cải thiện sức khỏe làn da, đặc biệt là trong hỗ trợ điều trị mụn, viêm vượt trội.
Cơ chế hoạt động
So với axit Kojic, arbutin và Vitamin C, Tetrahydrocurcumin hoạt động theo cơ chế ức chế tyrosinase vô cùng hiệu quả; đồng thời còn làm chậm quá trình melanogenesis nên cũng có thể làm sáng tông màu da cho người sử dụng.
Khả dụng sinh học của Tetrahydrocurcumin cao hơn nhiều so với curcumin do chất này có độ ổn định ở nhiệt độ cao. Đó là lý do vì sao Tetrahydrocurcumin được coi là có tác dụng dược lý tốt hơn curcumin, tính ổn định hóa học và đặc tính chống oxy hóa cao hơn curcumin.
Tetrasodium EDTA?
Tetrasodium EDTA là một loại muối của EDTA, được dùng khá phổ biến để giúp sản phẩm luôn có kết cấu tốt và ổn định trong thời gian dài hơn.
Những icon kim loại trong công thức (thường đến từ nước) thường ảnh hưởng xấu đến chất lượng cũng như kết cấu mỹ phẩm (hay nói ngắn gọn hơn là khử kim loại trong dung dịch chứa nước). Tetrasodium EDTA sẽ có vai trò trung hòa các ion kim loại này.

Tetrasodium EDTA thường được dùng đi kèm với các kim loại kiềm trong các sản phẩm tẩy rửa giúp giảm cặn trong xà phòng và tăng khả năng tạo bọt cũng như tạo độ mềm, mịn giả cho da và tóc.
Đặc biệt, Tetrasodium EDTA không thể tự phân huỷ mà sẽ lưu lại trong không khí/nước gây nguy hiểm nếu chúng ta hít hoặc tiếp xúc nó trong thời gian dài.
Điều chế sản xuất Tetrasodium EDTA
Các hóa chất thành phần là formaldehyd, natri xyanua và ethylenediamine sẽ tạo ra Tetrasodium EDTA.
Cơ chế hoạt động của Tetrasodium EDTA
Tetrasodium EDTA hoạt động bằng cách trung hòa các ion meta - thành phần khiến cho sản phẩm chăm sóc da dễ bị hư hỏng. Tetrasodium EDTA hiệu quả để giữ an toàn cho các công thức chăm sóc da, vô hiệu hóa các ion tự nhiên trong cơ thể có thể phá vỡ chức năng cơ thể bình thường.
Nano Silver là gì?
Nano Silver (nano bạc) là một dạng hạt tồn tại của kim loại bạc, gồm các hạt bạc có kích thước nano khoảng từ 1-100 nanomet (kích thước này mắt thường không nhìn thấy được).
Hạt Nano Silver có tỉ lệ diện tích bề mặt lớn hơn hàng triệu lần so với kim loại bạc, nhờ đó mà tính chất đặc hiệu của bạc được tăng lên đáng kể.

Màu sắc của dung dịch Nano Silver thay đổi từ vàng tới đỏ sẫm và có thể là màu gần như đen khi nồng độ lên tới 5,000 ppm. Lưu ý là các loại bột bán trên thị trường không chứa hạt nano do nano bạc không tồn tại ở thể rắn.
Điều chế sản xuất Nano Silver
Kích thước, hình thái và tính ổn định của các nano silver sẽ khác nhau tùy theo phương pháp được tổng hợp. Có ba phương pháp tổng hợp nano silver chính là tổng hợp vật lý, tổng hợp hóa học và tổng hợp sinh học.
Trong đó, tổng hợp sinh học là phương pháp xanh và thân thiện với môi trường (do quá trình khử không sử dụng enzym tương tự như tổng hợp hóa học nhưng tác nhân khử là vi sinh vật hoặc thực vật). Tuy nhiên, cần thận trọng với phương pháp này vì nó có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là ứng dụng trong y tế.
Cơ chế hoạt động của Nano Silver
Nhờ đặc tính kháng khuẩn của ion bạc và diện tích bề mặt lớn của các hạt nano mà nano silver có khả năng kháng khuẩn mạnh. Tùy theo nồng độ và kích thước mà hiệu quả của các hạt nano bạc sẽ khác nhau, chẳng hạn nồng độ cao sẽ hiệu quả tốt hơn.

Trong khi đó, cơ chế chống nấm nano silver có được là do chúng có thể phá vỡ màng tế bào và ức chế quá trình nảy chồi. Tại nồng độ 0.1mg/lít (tương đương 0.1ppm) nano bạc có khả năng kháng nấm. Với mật độ 105 tb/lít nấm Candida albicans bị vô hiệu hóa hoàn toàn sau 30 phút tiếp xúc.
Cơ chế tác dụng trên virus nhờ khả năng ức chế các giai đoạn phát triển của tế bào virus. Nano bạc được coi là một tác nhân phổ rộng chống lại nhiều chủng virus và không gây đề kháng.
Silica là gì?
Silica là hợp chất hóa học có tên gọi khác là Dioxide silic, một oxide của Silic có công thức hóa học là SiO2. Silica có hai dạng cấu trúc: Vi tinh thể và vô định hình. Trong tự nhiên Silica tồn tại chủ yếu ở dạng tinh thể hoặc vi tinh thể, có thể được tìm thấy trong thạch anh, Triđimit, Cristobalit, Cancedoan, đá mã não. Một số dạng Silica có cấu trúc tinh thể như Coesit và Stishovit được tạo ra ở áp suất và nhiệt độ cao. Trong khi đó, Silica tổng hợp nhân tạo được tạo ra ở dạng bột hoặc dạng keo và có cấu trúc vô định hình (silica colloidal).
Silica dạng kết tinh rất có hại cho sức khỏe con người nếu hít phải. Đây là một chất gây độc cho hệ hô hấp, cơ xương và hệ miễn dịch và đã có bằng chứng rõ ràng về việc gây nên bệnh ung thư.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực làm đẹp, Silica được dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm là Silica có cấu trúc vô định hình nên an toàn khi sử dụng. Loại Silica phổ biến nhất trong các sản phẩm làm đẹp là Hydrated silica (còn gọi là Silicon dioxide). Silica ngậm nước có thêm các nguyên tử nước gắn vào Silica. Đây là một loại bột hình cầu rắn không tiếp xúc với phổi như Silica kết tinh.

Điều chế sản xuất
Silica có thể được điều chế thành nhiều dạng khác nhau như Silica gel, Silica khói, Aerogel, Xerogel, Silica keo... Dù Silica xuất hiện nhiều trong tự nhiên nhưng người ta cũng có thể điều chế chất này theo nhiều phương pháp:
- Silic phản ứng với Oxy ở nhiệt độ cao: Phương pháp này thường được áp dụng để phủ lớp SiO2 trên bề mặt Silic.
- Phương pháp phun khói: Thủy phân Silic halogel ở nhiệt độ cao với Oxy và Hydro.
- Phương pháp kết tủa: Cho thủy tinh lỏng phản ứng với một acid vô cơ.
- Phương pháp sol-gel: Thủy phân một alkoxysilan với xúc tác base hoặc acid.
Cơ chế hoạt động
Silica có thể tác dụng với kiềm và Oxide base tạo thành muối Silicat ở nhiệt độ cao, phản ứng với Acid flohidric (HF) nhưng không phản ứng được với nước.
Sản phẩm liên quan










